Nền kinh tế ngày càng phát triển đi đôi với nhu cầu kinh doanh, mở rộng thị trường. Nhiều loại hình doanh nghiệp được thành lập để đáp ứng nhu cầu đó. Các cá nhân, tổ chúc có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, với mỗi ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh đặt ra nhũng điều kiện riêng nhất định, doanh nghiệp phải tuân theo, đáp ứng trong suốt quá trình hoạt động.
Nền kinh tế ngày càng phát triển đi đôi với nhu cầu kinh doanh, mở rộng thị trường. Nhiều loại hình doanh nghiệp được thành lập để đáp ứng nhu cầu đó. Các cá nhân, tổ chúc có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, với mỗi ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh đặt ra nhũng điều kiện riêng nhất định, doanh nghiệp phải tuân theo, đáp ứng trong suốt quá trình hoạt động.
Theo Điều 7, Luật Đầu tư 2014 quy định “Ngành , nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc hoạt động đầu tư kinh doanh đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng.”
Phục lục 4, Luật Đầu Tư 2014, quy định một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Phục lục 4, Luật Đầu Tư 2014, quy định một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo đó, một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm: kinh doanh dịch vụ cầm đồ, kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá,..
Nắm bắt chính sách pháp luật của Nhà nước về điều kiện kinh doanh
Điều kiện chính là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như mã ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.
Giấy phép kinh doanh.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận này thì chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký.
Chứng chỉ hành nghề.
Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.
Ví dụ như: Muốn được mở văn phòng luật tư vấn, tranh tụng thì trưởng văn phòng luật đó( chủ thể đăng ký kinh doanh) phải theo học khóa học luật sư tại học viện tư pháp và được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh trong việc hành nghề chuyên môn.
Ngoài các điều kiện vừa nêu ra còn có thể có một số yêu cầu khác như văn bản xác nhận, phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh,…
Quy định về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm trong kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP, khi tiến hành kinh doanh ngành, nghề có điều kiện nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt với mức phạt như sau:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta, các hành vi kinh doanh trái phép như kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật phải có giấy phép sẽ không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị xử phạt hành chính.